Dòng sản phẩm điện thoại thông minh iPhone 13 được ra mắt tại buổi lễ ở Cupertino, bang California, Mỹ ngày 14/9/2021. (Ảnh: Techcrunch/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, theo luật mới của châu Âu, "Quả táo cắn dở" Apple sẽ phải sản xuất hệ thống sạc của mình theo bộ sạc tiêu chuẩn của châu Âu.
Theo một quan chức của ủy ban có liên quan chặt chẽ đến vấn đề này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra một đề xuất lập pháp vào ngày 22/9 để buộc các nhà sản xuất sử dụng bộ sạc chung cho các thiết bị điện tử.
Đề xuất sẽ yêu cầu tất cả các nhà sản xuất phải đồng bộ đầu nối sạc trên thiết bị là cổng USB-C cũng như làm cho giao thức phần mềm sạc nhanh của họ có thể tương thích với các thương hiệu và thiết bị khác.
Bị tác động lớn nhất của luật mới sẽ là Apple, nhà sản xuất dòng smartphone iPhone, vốn trước đó đã chống lại những nỗ lực của EU về tiêu chuẩn hóa bộ sạc với quan điểm cho rằng điều này sẽ cản trở sự đổi mới. Apple sử dụng đầu nối Lightning độc quyền của mình cho iPhone.
EC đặt mục tiêu thông qua đề xuất luật này vào năm tới và sẽ cho các nước thành viên 1 năm để chuyển đổi thành luật trong nước.
Các nhà sản xuất cũng sẽ được yêu cầu ngừng bán bộ sạc của smartphone mới, thay vào đó cho phép người tiêu dùng lựa chọn sử dụng bộ sạc cũ của họ. Đề xuất nhằm giảm thiểu rác thải điện tử này đã nhận được sự ủng hộ của Nghị viện châu Âu vào năm ngoái.
EC kỳ vọng đề xuất sẽ giảm lượng rác thải điện tử hàng năm được sản xuất ở EU khoảng 980 tấn.
(Theo Vietnam+)
Việc cắt bỏ củ sạc, tai nghe trong hộp không chỉ giúp Apple tiết kiệm chi phí vận chuyển, mà còn khiến doanh số các phụ kiện này tăng vọt.
" alt=""/>EU buộc Apple phải thay đổi hệ thống sạc iPhone vào năm 2024Chỉ cần lướt qua các website tuyển dụng tại Việt Nam dễ dàng nhận thấy các doanhnghiệp đang thiếu rất nhiều những nhà quản trị có chuyên môn cao. Khi đăng tuyểncác doanh nghiệp đều nhận được rất nhiều hồ sơ ứng viên nhưng để tìm được mộtnhà quản trị thích hợp thì không đơn giản.
Khủng hoảng nhân sự cấp cao đã dẫn đến cuộc cạnh tranh nhân tài diễn ra mở mọicấp độ, cầu cao hơn cung đã khiến bộ phận lao động này càng trở nên "có giá" vàhệ lụy phát sinh là tình trạng "chảy máu chất xám", lao động cấp cao nhảyviệc... ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, gây bất ổn cho các doanh nghiệp, đặcbiệt là những doanh nghiệp trong nước...
Đi tìm lời giải bài toán nhân sự
Nhận thấy nhu cầu về nhân sự cấp cao, nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới đãra nhập thị trường giáo dục tại Việt Nam thông qua việc liên kết đào tạo MBA vớinhững cơ sở đào tạo trong nước. Những hoạt động liên kết giúp các học viên giảmchi phí và có điều kiện tiếp cận với những kiến thức, kinh nghiệm quản trị tiêntiến của thế giới...
Giáo sư, Tiến Sĩ Dieter Reineke - đồng Giám đốc Chương trình Cao học QTKD (EMBA)Trường Kinh doanh, Đại học Northwestern Thuỵ Sỹ nhận định: “Xét trên phương diệntổng thể, các chương trình MBA hiện nay đang phát triển vô cùng phong phú và đadạng. Tuy nhiên, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao tại các doanhnghiệp chưa được quan tâm đúng mức và bản thân MBA chưa thể hiện được vai tròđào tạo cho đội ngũ kế cận của tầng lớp quản lý này trong các tổ chức doanhnghiệp”.
![]() |
Học viên Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - Trường Đại học FPT học qua trò chơi kinh doanh |
Jong-rak tiết lộ đã thưởng thức 7 món ngon Cao Bằng chỉ trong một ngày, tuy đều là những thức quà bình dân nhưng không kém phần nổi tiếng như phở vịt quay, bánh áp chao, bánh cao chằng,…
Món đầu tiên mà Jong-rak thưởng thức vào buổi sáng là bánh cuốn Cao Bằng. Chàng trai người Hàn di chuyển tới một quán ăn khá rộng rãi ở trung tâm thành phố, gần khách sạn nơi anh lưu trú. Ở đây, bánh cuốn được tráng tay thủ công, có phần nhân làm từ thịt băm nhỏ, chấm cùng nước xương hầm thay vì chấm mắm như bánh cuốn ở nhiều nơi khác.
Tại quán, Jong-rak gọi một suất bánh cuốn thường và bánh cuốn trứng. Anh liên tục cảm thán, thốt lên “wow” khi thưởng thức món ăn. "Mềm quá, bánh cuốn thực sự rất mềm. Nước hầm xương và chả cũng ngon thật sự".
Anh nhận xét một suất ăn khá nhiều và giá thành chỉ 35.000 đồng/bát. Mức giá này anh cho là hợp lý, đủ khiến thực khách ăn no và hài lòng vì ngon.
"Mới món ăn đầu tiên đã ngon như vậy thì mình thực sự mong chờ những món ăn tiếp theo trong chuyến footour hôm nay", vị khách Hàn Quốc hào hứng nói.
Tiếp tục chuyến đi, Jong-rak được cô bạn người bản địa dẫn tới một quán ăn khác để thưởng thức món phở chua, phở vịt quay nức tiếng. Trong khi người bạn đi cùng gọi món phở vịt quay nóng hổi thì chàng youtuber lại chọn món phở chua thanh mát.
Anh nhận xét, món phở chua khá giống mì trộn ở Hàn Quốc nhưng vị lạ miệng hơn, thích hợp ăn vào mùa hè, những ngày thời tiết nóng. Ngược lại, phở vịt quay thường được ăn vào mùa đông hoặc khi trời lạnh để ấm bụng.
“Món phở chua hợp khẩu vị người Hàn Quốc và ở Hàn Quốc cũng có món mì trộn khá giống thế này. Mình không tưởng tượng là phở chua ngon như vậy. Cứ nghĩ món ăn Việt thì hương vị Việt thôi mà ở đây phở có vị rất khác và ngon”, Jong-rak cho hay.
Cũng trong chuyến foodtour Cao Bằng lần này, Jong-rak còn được biết đến và thưởng thức hai món ăn vặt trứ danh nơi đây là bánh bò và thạch đen. Bánh bò được chế biến từ các nguyên liệu gồm bột mì, men nở và đường, có màu nâu cánh gián đẹp mắt. Còn thạch đen, hay còn gọi là thạch sương sáo được làm từ loài cây cùng tên, khi ăn có vị thơm đặc trưng và thanh mát.
Ngoài ra, chàng YouTuber người Hàn còn thích thú khi lần đầu được nếm thử món bánh áp chao ở Cao Bằng. Món bánh này thoạt nhìn có vẻ ngoài giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt thái miếng. Nhờ đó bánh có hương vị đặc trưng riêng, khác hẳn so với các món bánh rán nhân mặn làm từ thịt lợn xay và mộc nhĩ, miến.
Jong-rak cũng tỏ ra bất ngờ khi biết bánh áp chao có giá rất rẻ, chỉ 6.000 đồng/chiếc nhưng được phục vụ đầy đủ đồ ăn kèm như nộm đu đủ và nước chấm chua ngọt thơm ngon.
![]() | ![]() | ![]() |
Bánh cao chằng xuất hiện ở một số tỉnh thành phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Kạn song ngon và phổ biến hơn cả là ở Cao Bằng (Ảnh: Diệp Mẩu)
Tiếp tục hành trình khám phá ẩm thực vùng đất Cao Bằng, vị khách Hàn Quốc được cô bạn trẻ mời đi thưởng thức một món bánh có cái tên khá lạ. Đó là bánh cao chằng, một trong những đặc sản bình dân hấp dẫn cả người bản địa và du khách thập phương.
Bánh cao chằng (hay còn gọi bánh cao sằng, theo tiếng Tày, Nùng nghĩa là bánh có tầng, lớp) được làm bằng bột gạo, khi chín đổ vào khay và cắt thành từng miếng hình chữ nhật vừa ăn. Bánh có màu trắng ngần, mềm mịn như thạch. Các lớp bánh kết dính với nhau, trên cùng là mặt bánh được phủ bởi lớp thịt băm nhuyễn và hành mỡ.
![]() | ![]() |
Tùy khẩu vị và văn hóa từng địa phương mà người ta thưởng thức bánh cao chằng với nước tương hoặc nước canh xương hầm. Bánh mềm, vừa dẻo, vừa dai, có vị bùi của bột gạo, vị béo ngậy của thịt băm phi hành khô.
Không chỉ ấn tượng với hương vị của bánh cao chằng, Jong-rak còn bất ngờ vì thức quà chiều này lại có giá thành khá rẻ, chỉ 10.000 đồng/suất thường và 20.000 đồng/suất có giò chả.
Kết thúc món ăn cuối cùng trong chuyến foodtour 1 ngày ở Cao Bằng, chàng trai người Hàn Quốc thừa nhận thích ăn bánh cao chằng nhất. Bên cạnh đó, anh cũng đặc biệt ấn tượng với món phở chua.
"TP. Cao Bằng tuy nhỏ nhưng có nhiều món ăn ngon độc đáo. Thực sự xứng đáng để du khách ghé thăm", anh bày tỏ.
Phan Đậu
" alt=""/>Khách Hàn Quốc hào hứng 'ăn cả Cao Bằng', bất ngờ với loạt đặc sản rẻ như cho